Lean UX cho những giải pháp tốt hơn

Cách tiếp cận Lean UX tập trung vào việc tăng cường sự gắn kết và khả năng cộng tác, loại bỏ những quy trình không cần thiết, tối đa hiệu quả công việc và học hỏi từ những sai sót để sau cùng đạt tới những kết quả tốt hơn.

Lean UX là gì

Nhiều năm trước, mọi thứ có liên quan về User Experiences (cho dù thuật ngữ UX chưa được biết tới) là gói gọn trong phát triển phần mềm. Những lập trình viên có trách nhiệm thu nhận những yêu cầu từ khách hàng và phát triển những giả định dựa trên các yêu cầu củ họ để thực hiện những giả định đó. Lean UX không những bắt đầu với các yêu cầu, mà còn với các giả định. Dựa trên những giả định này, những phương án suy đoán (hypotheses) được tạo ra và đánh giá; dựa trên đánh giá của các phương án suy đoán này, chúng được đo lường liệu những kết quả này có tốt hay không.

Jeff Gothelf, tác giả của cuốn sách Lean UX, người chứng kiến ngành công nghiệp phát triển phần mềm thay đổi chóng mặt, đã đưa ra một phương án là việc áp dụng các nguyên tắc Lean Startup (Khởi nghiệp tinh gọn) trong thiết kế đối với góc độ một người thiết kế trải nghiệm, bao trùm với những nguyên tắc phát triển phần mềm “Design Thinking” và “Agile”. Ngày nay, các công ty muốn và tìm cách có những sản phẩm kỹ thuật số có chất lượng được phát triển trong thời gian ngắn nhất có thể, tập trung vào người dùng và áp dụng những kiến thức và công nghệ hiện hữu. Nguyên tắc Lean UX là một giải pháp cho thách thức này và cuộc cách mạng trong thiết kế của các sản phẩm số.

Tại sao Lean UX

Lean UX ó một cách tiếp cận khác. Những thay đổi nhỏ được thực hiện trước tiên và kiểm thử với người dùng đúng cách, sử dụng những phác thảo chất lượng thấp (low-fidelity prototype) cho đến khi có được một giải pháp khả quan nhất. Nó ít tập trung vào phương thức bàn giao UX truyền thống. Phương pháp nhanh gọn (The Lean methodology) tìm kiếm để xắp xếp hợp lý quá trình làm việc và đạt được kết quả kinh doanh trong thời gian ngắn hơn.

Để làm điều này, nó loại bỏ những yêu cầu và sử dụng một bản chứa các vấn đề để tạo ra những suy đoán có thể sử dụng nhằm tạo ra các giả định.

Những suy đoán này thường được tạo ra tại một buổi thảo luận như một nhóm, nơi mà các vấn đề được trình bày và các ý tưởng được thoả sức phát triển để giải quyết vấn đề.

Những câu chủ yếu để tự hỏi bản thân các thành viên sẽ là (5W)

  • Who – Ai là người dùng của chúng ta?
  • What – Sản phẩm sử dụng để làm gì?
  • When, How – Sản phẩm được sự khi nào và như thế nào?
  • iWhat – Trong bối cảnh nào?
  • What – Đâu là tính năng quan trọng nhất
  • What – Điều rủi ro nhất khi bàn giao sản phẩm

Các phương pháp chính của Lean UX

Lean UX dựa trên những phương pháp cưo bản sau những là một hướng dẫn trong quá trình thực hiện

Design Thinking

Một phương pháp sử dụng những suy nghĩ của người thiết kế, và các công cụ để tiếp cận nhu cầu của mọi người trong khi duy trì một sự cân bằng giữa các vấn đề kỹ thuật và tính khả thi ở cấp độ kinh doanh.

Các phương pháp phát triển “Agile”

Cho dù đây là phương pháp phát triển tập trung, các giá trị của “agile” cũng là cốt lõi của Lean UX

  • Các ý tưởng và giải pháp nên được chia sẻ, kiểm thử và hoán đổi thường xuyên
  • Cộng tác với các đồng nghiệp và khách hàng tạo ra một môi trường hiểu biết chung các vấn đề, các nhu cầu và những giải pháp có thể có. Kết quả là các tương tác nhanh hơn với ít tài liệu đồ sồ hơn
  • Phản hồi tới các thay đổi nhanh. Nó giả định rằng các phương án giả thuyết đầu tiên hoặc các giải pháp có thể là không chính xác, nhưng mục tiêu là nhằm khám phá ra điều gì là sai nhanh nhất có thể. Một khi một giải pháp tốt được phát hiện, các thay đổi được tao và quá trình cứ thế lặp lại.

Lean Startup

Phương pháp này được tạo ra bởi Eric Ríe, người sử dụng một vòng phản hồi “tạo-đo lường- học) để xây dựng một MVP (sản phẩm khả thi tối thiểu) và vì vậy bắt đầu việc học và quá trình xây dựng nhanh nhất có thể, tối đa các nguồn lực sẵn có và tối thiểu rủi ro. Ý tưởng là xây dựng phiên bản cơ bản nhất có thể của sản phẩm, thử nó, và nếu nó không đem lại giá trị gì, bỏ; Nếu nó có khả thi thì cải thiện nó tiếp.

  • MVP được tạo ra
  • MVP trình bày với khách hàng
  • Các thay đổi được áp dụng
  • Một vòng lặp sau khi những thay đổi hoàn thành

Lean UX và Agile UX

Đôi khi thật khó để phân biệt giữa hai khái niệm này. Đó là một lĩnh vực khó với rất nhiều phân biệt nhỏ và các khác biệt khó thấy. Điều quan trọng nhất là hiểu nguồn gốc bắt đầu của chúng, các nguyên lý và các cách áp dụng trong phát triển sản phẩm. Một thứ sáng tỏ, chúng là những phương pháp thiết kế bổ xung lẫn nhâu, và chúng kết hợp vào trong phát triển sản phẩm thực tế.

Chúng ta có thể nói rằng Agile UX tập trung nhiều vào việc trao đổi hiệu quả và sự hợp tác trong các dự án, trong khi Lean UX đặt trải nghiệm người dùng làm trung tâm; nó tập trung vào người dùng và đáp ứng những yêu cầu của họ trong phát triển sản phẩm, để thiết kế một trải nghiệm tốt nhất có thể.

Trong Agile UX dự án được chia ra nhiều phần, được gọi là Sprints, mỗi phần được lên kế hoạch, thiết kế, xây dựng, kiểm tra, và đánh gái. Đế cuối mỗi Sprint, có một buổi đánh gía sprint để phân tích những thay đổi cần được hoàn thành để cải thiện sản phẩm và sprint kế tiếp được tiếp tục lên kế hoạch phù hợp. Mỗi quy trình lặp được xây dựng thông qua việc trao đổi gắn kết và cộng tác chặt chẽ. Cũng như Lean UX, Agile cũng cấp việc “đánh giá, thay đổi và lặp lại” tương tự, với mỗi sprints được xây dựng từ các kết quả của phiên bản trước cho đến khi phiên bản cuối cùng được hoàn thành.

Lean UX tập trung vào xử lý cán vấn đề đặt ra và các giải định thay vì các yêu cầu. Thực hiện những buổi thảo luận về các giả định trong suốt những bước đầu tiên giúp cho nhóm tập trung vào bức tranh lớn xuyên suốt quá trình thực hiện. Khi có những thứ ít chắc chắn trong dự án, Lean UX cung cấp những cơ hội để làm kiểm thử giả thuyết nhanh với người dùng thật và phát triển một sản phẩm tạm để đáp ứng nhu cầu và sở thích của người dùng. Nó có thể mất thời gian lâu hơn để ra một sản phẩm cuối cùng, nhưng cùng với thời gian nó sẽ luôn được kiểm tra.

Vậy, vòng lặp của Lean UX là gì

Chúng ta có thể tổng kết vòng lặp hay quy trình này trong Nghĩ, Làm, và Kiểm Tra

Giai đoạn “Nghĩ”

Một vấn đề được cho rằng có hiệu quả để tiến tới một giải thuyết. Giống như hầu hết, một buổi “động não” brainstorming sẽ được tiến hành, với vấn đề nào sẽ được trình bay để tạo ra những ý tưởng và các giả định. Những giả định này được tin là có thật và chúng sẽ giúp những người thiết kế hiểu một ý tưởng có thể tạo ra một giải thuyết.

Khởi tạo giai đoạn “Làm”

Các giải pháp được tạo ra trong giai đoạn này; nó sẽ đi từ việc có những ý tưởng trừu tượng tới những giải pháp cụ thể. Trong Lean UX, rất nheiefu sự tập trung dành cho cả low và high fidelity prototype (các mẫu sản phẩm chất lượng sơ và chi tiết). Khi Lean UX muốn tiến tới việc kiểm thử các giải thuyết khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn, việc sử dụng các công cụ Prototype cho phép nỗ lực bỏ ra ít hơn.

Giai đoạn xác nhận “Kiểm tra”

Các giải pháp đánh giá sử dụng nhiều cách khác nhau. Những kiểm thử dựa trên những nguyên tắc được sử dụng giống nhau trong các phương pháp Ux truyền thống, nhưng cách tiếp cận có thể nhanh hơn. Nó bao gồm kiểm thử với người dùng thật, tốt hơn là người sử dụng thực tế của sản phẩm để đo lường tính khả thi của giải thuết đã được đưa ra.

Tổng kết

Đó là những khái niệm mô tả ở tầm bao quát cho phép chúng ta bắt đầu khi đưa Lean UX vào trong môi trường Agile. Lean UX tập trung vào việc học hỏi liên tục, là một cuộc cách mạng của quá trình thiết kế hướng tới một tương lai số hoá, năng động và thay đổi liên tục. Bằng việc kết hợp những ý tưởng của Lean Startup, Agile và Design Thinking, sự không chắc chắn trong thiết kế sản phẩm được loại trừ để tìm kiếm một đối tượng. Tóm lại, Lean UX là

  • Sự hiệu quả
  • Sự cộng tác
  • Nhanh
  • Người dùng là trung tâm

Nguồn: https://www.plainconcepts.com/lean-ux-methodology/

Leave a comment